Posts

Showing posts from 2017

Giọt môi hôn dưới tháp chuông ngân

Tôi cho rằng Giáng Sinh là một mùa buồn. Dẫu cho phố xá lung linh đèn màu, đôi lứa tay trong tay hay không bàn tay nào chạm nhẹ ngón tay nào. Điều gì rực rỡ quá thường chóng tàn, và tật cố hữu của loài người là nuối tiếc. Khi chuông giáo đường vang lên chiều Chúa nhật, bầy bồ câu đập cánh không trung rẽ trời bay về tổ. Người lặng thinh khụy gối dưới ngôi Thiên Chúa, mái vòm cao ngất phía trên đầu. Bình yên này không có xót xa. Áo trắng em bay như cánh thiên thần.  Giọt môi hôn dưới tháp chuông ngân.  Người không quên được, thế là người hờn trách: "Lời nguyện cầu mình Chúa có nghe không? Sao bây giờ mình hoài xa vắng". Câu u sầu đẹp đẽ ấy năm nào cũng cất lên trong tiếng gió đông. Như thể mùa đông của năm nay, năm sau, hay mùa đông của ba trăm năm trước, cũng đều buồn bã một cách xinh đẹp như thế. Tôi thích bài ca này nhiều, nỗi buồn trong ấy không ầng ậc nước mà lãng đãng vừa đủ phủ sương một thành phố. Cô thì không, cô không muốn nghe bài này. Phố của cô bé nhỏ, thế nên

Bụi hồng rực rỡ

Sân nhà hàng xóm trồng một bụi hồng. Tôi từng nghĩ nó chỉ là loài cây dại nào đó; đến khi nó nở hoa đỏ rực một góc đường, ngược hoàng hôn đổ thứ ánh vàng lấp lánh cuối ngày xuống mái hiên của bầy chim sẻ. Hôm sau tôi bước vội qua. Những đoá hồng tả tơi sau đêm gió vần mưa vũ. Cánh hoa rụng đỏ cháy một góc sân. Những bông hồng còn lại trên cành đều xác xơ hết cả. Hôm sau nữa. Chẳng còn đoá hồng nào hết! Sân nhà cũng không có lấy nổi một cánh hoa  đỏ máu dập nát. Có lẽ người đã dọn cả rồi. Bụi hồng lại trở về làm một loài cây dại, và những người kém yêu hoa như tôi không biết tên nó là gì cho đến khi chúng rực rỡ một góc sân ngược gió. Chiều tôi về ngồi bó gối, mắt cứ díp hết lại. Ngày ngắn dần đi. Tôi không nghĩ ngợi gì, chỉ nhớ những cánh hoa đỏ thẫm mới hai hôm trước còn tinh khôi nay không còn nữa. "Đóa hoa hồng vùi quên trong tay Ôi đường phố dài Lời ru miệt mài Ngàn năm ngàn năm Ru em giận hờn Ru em giận hờn"

29/10/2017

Image
Những người bạn mới ý nhị hỏi tôi: Thế cậu có tính trở về không? Câu hỏi quen thuộc thế nên câu trả lời cũng đơn giản là Có. Cậu ta im lặng. Tôi hỏi rằng cậu muốn ở lại nhiều lắm sao? Cậu gật đầu - Nhưng chuyện đó khó lắm. Thế là chúng tôi im lặng ra về. Tôi ít có thời gian để nghĩ ngợi nhiều, cũng không đủ thì giờ để buồn bã. Khoảng thời gian đó xảy ra một lần rồi thôi, khi máy bay ngang qua Bình Thuận và t ôi thấy mình cách nhà hơn bốn nghìn dặm. Cậu hỏi tôi cách phát âm từ "Nha Trang", rồi cậu vui mừng bảo là Ông cậu sống ở đó, Nha Trang nhiều người Đại Lục lắm, vui lắm! Tôi cười im lặng. Tôi không thể nói rằng tôi không thích điều đó. Bọn tôi giống nhau ở một vài câu chuyện mà phần nhiều trong số đó là những điều không vui. Cậu thắc mắc nếu tôi muốn về thì vốn dĩ không nên đi, không phải sao? Tôi không giải thích được, c

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi

Lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn lúc nào cũng đông đúc hàng dài người xếp hàng chờ đợi. Cao ốc RESCO trên đường Nguyễn Du - nơi xin visa đến Úc - một ngày tiếp nhận hơn nghìn lượt đăng kí. Tôi nghĩ rằng có thể họ đi đâu đó rồi lại trở về Việt Nam thôi. Hoặc tôi tự an ủi mình như thế. Nhưng bạn biết đấy, chuyến di cư vĩ đại của dân tộc hơn bốn mươi năm vẫn chưa kết thúc. Không biết có bao nhiêu đứa trẻ giống như tôi ở phi trường đêm hôm ấy, thành tâm bảo rằng mình muốn trở về. Tôi đã khóc khi máy bay ngang qua Phan Thiết. Và nhỏ nước mắt thêm lần nữa khi thấy nhà cách mình hơn bốn nghìn dặm. Tôi thắc mắc những con người hồ hởi bàn cách ở lại nơi đất khách - những người khá giả - đất Mẹ đối đãi họ tốt quá chừng, mà sao họ vẫn đi? Đào xới vắt kiệt mọi thứ của cải, gói hết giấc mơ vào bốn mươi cân hành lí, cắm cúi đi. Biển Đông đã chứng kiến ba triệu con người ra đi, bây giờ đến lượt phi trường nằm yên buồn bã nhìn từng đoàn người cất bước. New York có đẹp như Bến Thành của tôi không? Nhà hát c

Be a tree

Image
Ở ngoài đường, có khi là những yên ả hơn. Mặt đường biết tên tôi, con phố rõ khuôn mặt tôi và mây trời hiểu tôi. Phố chật chội mà bao dung hơn người, tôi nghĩ thế. Khi tôi đi trong nó, tôi để phiền muộn mình ở lại đó. Nó yên lặng gìn giữ hộ tôi. Điều này khó mà tìm thấy nơi con người. Những lời xì xầm cũng chỉ có ở người. Còn lá cây chỉ việc xanh vào mùa hạ, úa vàng lúc thu sang và lại thay áo mượt mà khi mùa xuân của năm sau tới. Thế nên tôi đổi câu bio trên facebook mình thành: Hãy là một cái cây. To lớn và bao dung để muôn loài ngồi dưới tán lá của nó. Lời xì xầm nhỏ nhen gì cũng chỉ vòng quay gốc rễ, không đến được ngọn ngành, cả đời (nếu may mắn không lọt vào mắt kẻ tư lợi) chỉ việc reo vui xanh mát bất kể trời nắng to hay mưa sa giông tố. Mà, phải dũng cảm và thông tuệ đến bao nhiêu mới có thể trở thành một cái cây, sống đúng với giá trị của tên loài mình?

Cậu bé mặc áo sơ-mi đen

Cậu cười rất hiền, đôi mắt một mí có cái đuôi dài híp rịt lại thành một đường thẳng như trẻ con. Tôi đoán cậu trạc tuổi tôi. Lí do tôi viết về cậu có thể bởi vì cậu có một khuôn mặt khó hình dung, nếu tôi gặp cậu vào thứ Sáu, tôi sẽ quên cậu bốn ngày sau đó, mà tôi thì không muốn như thế. Cậu làm tôi nhớ đến bản thân mình thì hiện tại, ở cái tuổi dở dở ương ương hai mươi hai hay hai mươi ba này, loay hoay và bế tắc. Một đứa trẻ xỏ bàn chân bé vào đôi giày cao gót, đặt một bước ra ngoài ngưỡng cửa, nửa muốn về, nửa muốn ra đi. Thế giới rộng lớn, mơ ước lại cỏn con. Nên nhiều khi gió thổi vèo đi mất. Giọng cậu trầm ấm vang lên trong lớp, tôi thấy đam mê và nhiệt huyết tuổi trẻ nằm cả ở đó. Nhưng cậu chỉ mới có hai mươi ba tuổi, tôi thực sự muốn thấy cậu khi cậu ba mươi. Khi đó, hẳn nhiên cậu không còn là lưng chừng giữa trẻ con và người lớn như hôm na

Làng chài bên đại dương xanh.

Image
Một sáng mùa hè, trời trong veo và mây mang màu ngọc bích. Đó là một cung đường như dẫn đến Thánh đường.