Posts

Showing posts from 2014

Bà hay "Cái của con là cái người ta không lấy đi được"

Tôi không thương bà nhiều như bạn nghĩ. Tôi cũng không yêu bà nhiều như những gì dòng chữ  này được viết ra. Bà có bảy người con mất cha khi còn rất nhỏ. Một mình bà cõng nắng cõng mưa đi qua mấy mùa bão mấy mùa gió. Bà vất vả. Và bà giàu có. Trong mắt những đứa con và một bầy cháu, bà cứng cỏi hệt một thân cây to lớn. Bà hà khắc với những cô con gái. Như sợ rằng chúng không sống nổi nếu cuộc đời bắt chúng trở nên giống bà. Thế là các cô con gái lấy chồng sớm bất chấp sự phản đối của bà và mang theo bên mình kí ức về mẹ không nhớ nổi một hình dung dịu dàng. Đến lượt những đứa cháu, bà thương yêu và cưng nựng chúng hơn các con của mình. Tôi cho là như thế. Cả lũ chúng tôi đã tập lẫy, tập bò rồi chạy nhảy khắp ngõ ngách căn nhà to lớn trong hẻm ấy với tình thương của bà. Nhưng đôi mắt cương nghị vẫn ở đó. Cuộc đời lấy đi của bà quá nhiều thứ thế nên bà không dạy những đứa con tin vào bất cứ điều gì là mãi mãi. Những đứa cháu do đó cũng không được bảo có điều gì trên đời này là vĩn

Tháng Tư.

Cứ mỗi tháng Tư về, nhìn hoa phượng dần trải đỏ một góc trời và một khoảng sân, tôi thấy lòng mình  chùn xuống. Giá như tôi đã chăm chỉ hơn, có lẽ tôi đã đậu vào một trường ĐH mình ao ước. Giá như tôi chăm chỉ hơn... Tôi đọc được rằng tấm bằng Đại học chỉ làm trách nhiệm có mặt trong bộ hồ sơ xin việc. Rằng là nó ko nói lên được bạn là ai..v..v.. Tôi đã thực sự nghĩ như thế vào 2 năm trưởc. Nhưng mà, Tôi thấy mắt mẹ ko còn vẻ tự hào như trước. Tôi thấy ba thôi ko khoe ngôi trường tôi học như trước. Mẹ ko nói gì, ba ko trách gì. Tôi nhận ra rằng cuộc sống này chỉ có yêu thương nhau nhiều lắm mới có thể tha thứ và khoan dung. Vào một đêm, nghe mẹ kể lại lời cậu, giọng vẫn bình thường, Chị cho nó ăn học nhiều như thế mà cũng ko đâu vào đâu. Từ đêm đó, câu nói đã vực tôi dậy lúc hai giờ sáng, lúc mười hai giờ đêm, lúc tôi bụng đói và buồn ngủ ko chịu được. Ba tháng mùa hè năm ấy. Tôi nộp đơn thi lại vào ngày cuối cùng nhận đơn. Số điểm ko thấp nhưng cũng ko đủ để đậu. Và tô

Hỏi đá xanh rêu bao nhiêu tuổi đời *

Image
Thay vì một nhành hoa, tôi thích một tảng đá rêu phong xanh rì, êm mượt. Thay vì một cánh đồng hoa, tôi thích một khu rừng rêu trải nệm nhung dưới gót chân mình. Cây xanh, cỏ mượt. Với tôi, rêu là biểu tượng của sức mạnh bền bỉ. Rêu mọc trên đá. Khác với hoa và cỏ cây, tôi chưa bao giờ thấy chúng tàn đi. Không kiêu hãnh khoe sắc như hoa, không cao lớn mạnh mẽ như cây, chúng sống cuộc đời bình dị của mình trên mỏm đá, gờ tường, mấy ai nhớ mặt đặt tên. Cứ thế rồi xanh hết cả những lối đi. Một cánh đồng rêu còn có cái gì đó rất Thiền. Giữa một cánh đồng hoa đua sắc, chúng ta nhận ra cái đẹp đơn giản của tạo vật, rồi thấy lòng bình yên, thơm thảo, hiền lành. Giữa dù chỉ một lối đi xanh rì toàn rêu, chúng ta nhận ra giá trị đơn giản của tạo hóa, thấy mình phẳng lặng và bình an. Chúng ta cao lớn giữa những loài thấp bé. Nhưng toan tính nhiều quá nên không sống được đủ lâu.  Rêu không cần phải đua sắc, không cần khoe sắc và loài người cũng không lấy nhan sắc của chúng làm vật so sánh

Cái Tết thứ 20

Hồi còn nhỏ, tôi rất mê Tết. Trẻ con nào lại ko mê Tết? Gia đình ko có truyền thống nấu bánh hoặc sắm sửa đồ Tết nhưng một năm gặp mặt các anh chị và cùng nhau chơi đùa, với tôi thế là đủ. Chúng tôi đã lớn lên cùng nhau như thế. Khác những trận cãi nhau của người lớn, chúng tôi chí choé giận hờn đó rồi quên đó. Mặc những lời khen chê, so sánh, chúng tôi vẫn cứ chơi với nhau. Rất thân. Và rất vui. Chúng tôi còn quá nhỏ để chú ý những tị hiềm, nhỏ nhen mà chúng tôi sẽ có khi lớn lên, khi ko còn là trẻ con nữa. Tôi nhớ bà tóc búi sau đầu. Tôi nhớ bà khi tóc bà còn đen đến tận khi mớ tóc ấy lơ thơ dần rồi trắng cả. Bà đẹp. So với những cụ già khác và với tôi, bà đẹp. Đến bây giờ, tóc bà vẫn búi sau đầu. Và vẫn đẹp. Tôi nhớ những cái Tết xưa với nguyên vẹn yêu thương và đức tin của tuổi nhỏ. Giống như tôi thường chắp tay cầu nguyện mỗi tối với một niềm tin thánh thiện chúng sẽ thành hiện thực. Rồi ngủ thật ngon, mỉm cười. Bây giờ, tôi ko còn đủ đức tin như thế nữa, cũng ít cầu nguyện đi

Gió

Hiên đầy gió. Tôi nhớ gió của một cánh đồng cách đây nhiều năm. Khi ấy chúng tôi còn rất trẻ, chạy băng băng trên cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ. Diều. Rất nhiều diều đã bay trên đấy. Tôi chưa già. Vẫn còn lâu lắm mới già. Nhưng chí ít cũng không còn đủ trẻ để chạy trên một cánh đồng vào một chiều hè nhiều gió như thế và chực khóc khi diều mình thả mãi không bay lên. Cánh đồng diều vẫn còn ở đó. Xa cái chúng ta gọi là văn minh nhân loại. Diều vẫn bay trên đấy vào những chiều hè lồng lộng gió. Khi lũ trẻ lớn lên, điều gì khiến chúng không thể chạy trên một cánh đồng khô cằn, nứt nẻ, rạng rỡ nhìn cánh diều bay tít trên cao?